Cung điện mùa đông ở đâu? Tìm hiểu công trình kiến trúc xa hoa

Cung điện mùa đông được biết đến như linh hồn của xứ sở Bạch Dương mộng mơ và xinh đẹp. Cung điện cũng là một trong số những công trình kiến trúc nổi bật trên thế giới, thu hút sự tò mò của nhiều người. Vậy chính xác cung điện Mùa Đông ở đâu và có đặc điểm gì nổi bật? Cùng https://noithathaan.vn/ tìm hiểu rõ hơn về công trình kỹ vĩ này ở bài viết dưới đây.

Cung điện mùa đông ở đâu? Ở nước nào?

Cung điện mùa đông nổi tiếng khắp thế giới khi đây chính là nơi có những con số biết nói, có vẻ đẹp kiến trúc làm choáng ngợp tâm trí khách du lịch. Vậy Cung điện Mùa Đông ở đâu? Công trình này được biết đến là linh hồn của nước Nga. Cụ thể hơn thì đây là công trình kiến trúc bề thế nằm bên bờ sông Neva thuộc cố đô Saint Petersburg. Ngày nay, cung điện thuộc bảo tàng Hermitage - Một trong những bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới và cũng đang thu hút khách du lịch bằng hơn 3 triệu tác phẩm giá trị.
Cung điện Mùa Đông - Công trình đáng tự hào của người dân nước Nga
Cung điện Mùa Đông - Công trình đáng tự hào của người dân nước Nga

Cung điện Mùa Đông - công trình kiến trúc xa hoa và nổi tiếng của nước Nga

Vốn Cộng hòa Liên Bang Nga được ví von như xứ sở Bạch Dương mộng mơ và xinh đẹp và cung điện mùa Đông là công trình được đánh giá là có kiến trúc vĩ đại bậc nhất cũng như là niềm tự hào của người dân Nga vì bề dày lịch sử. Chúng ta cùng khám phá Cung điện tráng lệ này nhé.
Khung cảnh Cung điện Mùa Đông nước Nga từ trên cao
Khung cảnh Cung điện Mùa Đông nước Nga từ trên cao

Khám phá vẻ đẹp xa hoa tuyệt vời của cung điện Mùa Đông nước Nga

Nằm ngay bên cạnh dòng dong Neva nổi tiếng của thành phố Petersburg, công trình kiến trúc bề thế này để lại ấn tượng cũng như niềm tự hào của toàn dân nước Nga. Hiện tại cung điện có chưa tới hơn 3 triệu tác phẩm giá trị và cũng là một trong 3 bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới. Cung điện này được du khách khắp thế giới biết đến vì có bề dày lịch sử cũng như lối kiến trúc độc đáo và ngay cả cái tên “ Cung Điện Mùa Đông” cũng là một điều gì đó tạo nên sự kì thú và khơi gợi sự tò mò của du khách thế giới.
Chiều ngang cung điện trải dài bên sông Neva
Chiều ngang cung điện trải dài bên sông Neva

Bề dày lịch sử của cung điện Mùa Đông

Công trình nổi tiếng này có bề dày lịch sử lâu đời, bắt đầu từ thế kỷ thứ 18 và cho tới tận ngày nay. Sự hình thành, tồn tại của cung điện đã chứng kiến bao sự biến thiên, thay đổi của cuộc đời.
  • Năm 1711: Cung điện Mùa Đông được chính thức khởi công xây dựng dưới sự đảm nhiệm của kiến trúc sư Georg Mattarnovi.
  • Năm 1726 ~ 1719: Phần cung điện thứ 2 tiếp tục được xây dựng.
  • Năm 1732, nữ hoàng Anna Loannovna tiếp tục yêu cầu xây dựng thêm với quy mô lớn hơn và kiến trúc sư phụ trách thời điểm này chính là Bartolomeo Francesco Rastrelli. Tuy nhiên, quá trình xây dựng kết thúc và hoàn thành vẫn chưa hoàn toàn làm hài lòng được hoàng gia.
  • Năm 1753, kiến trúc sư Bartolomeo Francesco Rastrelli đã đệ trình bản kế hoạch và dự án tiếp tục sửa đổi và xây dựng Winter Palace lần thứ 4. Nhưng nữ hoàng Elizaveta đánh giá kế hoạch này khá tốn kém và phức tạp và yêu cầu cần phải hoàn thành cung điện trong vòng 4 năm. Nhưng từ năm 1756 tới 1763, công trình vẫn tiếp tục được sửa chữa và mở rộng.
Điều đáng buồn là nữ hoàng Elizaveta đã mất trước khi công trình được hoàn thành, chưa kịp nhìn thấy đứa con của kiến trúc và nghệ thuật ra đời một cách trọn vẹn. Trước đây, cung điện thuộc sự sở hữu của Nga hoàng, tuy nhiên khi chế độ Nga hoàng sụp đổ, chính phủ lâm thời đã tiếp quản và sử dụng để tổ chức các kỳ hội họp hay các hoạt động chính trị quan trọng. Cho đến thời bình, cung điện thuộc quyền quản lý của quốc gia, bên trong cung điện lưu trữ hơn 3 triệu tác phẩm nghệ thuật giá trị. Mặc dù không kể đến những con số đó thì bản thân Cung điện Mùa Đông đã là một tuyệt tác vô giá.
Cung điện Mùa Đông được xây dựng từ năm 1711
Cung điện Mùa Đông được xây dựng từ năm 1711

Sơ đồ cung điện Mùa Đông

Công trình cung điện mùa đông hình thành lên một khoảng sân hình tứ giác, được trang trí theo phong cách trong ngoài đồng nhất. Cung điện kéo dài phần ngang với chiều dài hơn 200m. Khi nhìn từ bên bờ sông bên kia của Neva, chúng ra sẽ thấy phần mặt tiền trải dài theo dòng sông xanh mát này.
Nhìn chung, cơ đồ cơ bản của cung điện Mùa Đông gồm
  • Mặt tiền chính: 225m
  • Mặt tiền bên: 185m
  • Số lượng phòng: hơn 700 phòng
  • Vật liệu xây dựng chính: Đa hoa cương nhập khẩu từ Ý, phần Lan và các loại đá khác ở dãy Ural

Kiến trúc Cung điện Mùa đông

Điểm nhấn chính của cung điện chính là khoảng sân rộng lớn với 3 cổng vòng đối diện nhau. Công trình được trang trí lộng lẫy theo phong cách Baroque chủ đạo, các bức tường được trang trí dày đặc bởi tượng đắp và những chiếc bình lớn. Hiện nay, chiều cao cả cung điện là 22m, cho tới hiện nay, lãnh đạo thành phố đã ra quy định không cho phép công trình nào được xây dựng cao hơn cung điện.
Phần nội thất cung điện qua nhiều năm liên tục được cải tiến và sửa đổi, đặc biệt trong thế kỷ 18 và 19. Trong năm 1780 và 1790, Giacomo Quarenghi và Ivan Starov đã thiết kế và tạo nên một phòng có hướng nhìn ra sông Neva, rồi tới thời hoàng đế Nicholas I, Carlo Rossi đã cho xây dựng và sắp xếp thêm phòng triển lãm Chiến tranh.
Trong một khuôn viên rộng lớn với nhiều tòa lâu đài nằm cạnh nhau được trang trí xa hoa, lộng lẫy. Ba tầng chính của cung điện được trang trí cửa hình bán nguyệt bao quanh tạo vòm, rất ấn tượng, đặc sắc.
Với phong cách kiến trúc độc đáo cùng bề dày lịch sử lâu đời, công trình Cung điện Mùa Đông đã trở thành điểm đến du lịch hút khách và lý tưởng của người dân thành phố Saint Petersburg nói riêng và đất nước Nga nói chung.
Công trình được trang trí lộng lẫy theo phong cách Baroque chủ đạo
Công trình được trang trí lộng lẫy theo phong cách Baroque chủ đạo

Cung điện Mùa Đông và những con số biết nói

Cung điện Mùa Đông là một kiến trúc hoành tráng bậc nhất của nước Nga. Công trình như thể hiện được sức mạnh và sự vĩ đại của Đế quốc lớn của châu lục. Dưới đây là những con số ấn tượng nói về cung điện này:
  • Công trình có tổng 1.786 cửa lớn, 1945 cửa sổ và 117 cầu thang.
  • Mặt chính diện của cung điện có chiều dài lên tới 150m và chiều cao là 30m
  • Diện mạo ngày nay khách du lịch nhìn thấy không phải là kiến trúc ban đầu của cung điện bởi trong suốt thời gian tồn tại Cung điện Mùa Đông đã được sơn lại nhiều lần khác nhau. Cung điện từng được biết đến với màu sơn đỏ và hồng. Màu sơn xanh nhạt hiện nay được sơn lại vào năm 1946.
  • Cung điện được xây dựng trong những năm 1954 - 1962, tại thời điểm này, cung điện là công trình cao nhất tại St.Petersburg.
  • Peter III đã tiếp nhận 60.000 mét vuông mặt sàn mới hoàn toàn khi chủ nhân chính thức của Cung điện đã mất trước đó.

Vẻ đẹp xa hoa đến choáng ngợp bên trong cung điện Mùa Đông

Cung điện Mùa Đông thuộc trường phái kiến trúc Baroque với những nét đặc trưng như mái vòm va fnhuwngx ô cửa sổ hình Oval mang đến âm hưởng của lối kiến trúc sân khấu. Ngay từ bên ngoài, sự lặp lại liên tiếp của kiểu cửa này đã mang đến cho du khách những ấn tượng mãnh liệt. Cụ thể từng khu vực bên trong với những nét đặc sắc khác nhau, đem đến cho khách du lịch những trải nghiệm thú vị.

Phòng trưng bày Jordan

Nằm ngay ở tầng 1 của Cung điện Mùa đông, phòng Jordan dược trang trí theo phong cách Baroque. Ban đầu, nơi đây được gọi là phòng trưng bày chính và sau này được đổi lại là Jordan. Ở dĩ có sự thay đổi này bởi vì tại Lễ hiển linh từ nhà thờ lớn của Cung điện, một đoàn rước đã đi qua đây để hướng tới sông Neva, phòng trưng bày trung tâm là nơi có cái gọi là Jordan được lắp đặt trên hố băng và cũng là một gian hàng để hiến dâng thần nước nên đã đổi lại tên.
Không gian này nổi tiếng với cầu thang Jordan với các cột đôi làm bằng đá Granit Serdobol màu xám. Mặc dù được xây dựng từ rất lâu nhưng những cầu thang nơi đây đã được xây dựng bằng đá cẩm thạch và những khung cửa sổ mang đậm màu sắc của trường phái cổ điển. Ngoài ra, các bức tượng Alabaster được trưng bày khá nhiều ở các giá treo trên tường. Một điểm nhấn ấn tượng với khách quan khi tham quan khu vực này chính là tấm điêu khắc bằng đá cẩm thạch của một bậc thầy vô danh để lại từ thế kỷ 18.
Phòng trưng bày Jordan - nơi được trang trí rất nhiều tượng Alabaster
Phòng trưng bày Jordan - nơi được trang trí rất nhiều tượng Alabaster

Phòng khách Malachite

Nơi đây chính là phòng tiếp khách hay thực hiện các nghi lễ quan trọng được xây dựng vào năm 1839 bởi kiến trúc sư A.P Bryullov. Đây là một trong những phòng riêng của vợ vua Nicholas I - bà Alexandra Feodorovna. Bạn có biết rằng, có tới 125 vỏ quả malachite đã được mua và chế biến và sử dụng để trang trí hội trường này.
Từ vị trí phòng khách Malachite, cặp vợ chồng hoàng gia cùng các khách mời có thể dễ dàng đi tới các buổi tiệc chiêu đãi diễn ra trong phòng Nevskaya. Các buổi nghỉ lễ của gia đình cũng thường được tổ chức tại đây. Và kể từ tháng 7 năm 1927, nơi đây trở thành nơi tổ chức các cuộc họp của chính phủ lâm thời.
Phòng khách Malachite - nơi diễn ra những cuộc hội họp lớn của hoàng gia
Phòng khách Malachite - nơi diễn ra những cuộc hội họp lớn của hoàng gia

Phòng ăn nhỏ

Bắt nguồn từ năm 1894 - 1895. liên quan đến cuộc hôn nhân của Nicholas II và sự việc ông chuyển từ Cung điện Anichkov đến Cung điện Mùa Đông sinh sống thì một số phòng ở phía Tây Bắc, gồm cả phòng ăn nhỏ liền kề với phòng khách Malachite đã được thiết kế lại.
Với thiết kế mới này, phòng ăn được xây dựng theo phong cách Rococo, trong đó có một chiếc đèn chùm lớn theo phong cách này cũng được dùng để trang trí. Trên tường, trong khung được trát vữa theo hình khối, ngày nay chúng ta gọi những họa tiết này là phào chỉ nổi và có thêm những tấm thảm dệt được sản xuất bởi nhà máy trong thế kỷ 18 cũng được lựa chọn và trang trí tại đây. Cho đến nay, trong phòng ăn nhỏ này, các tủ trưng bày hay các vật nhỏ bằng thủy tinh của Nga trong thế kỷ 18 - 19 vẫn được trưng bày tại đây.
Vào đêm 25 -26 tháng 10 năm 1917, trong trận đánh vào cung điện Mùa Đông, chính phủ lâm thời lúc đó bị bắt chính tại phòng ăn nhỏ này. Đã có một tấm bảng kỷ niệm được lắp đặt tại đây vào năm 1957, trên lò sưởi để nhắc nhở về sự kiện này. Cùng vị trí đó, một chiếc đồng hồ bằng đồng, có kim đồng hồ được dừng lại vào đúng lúc 2h10’ đêm hôm đó. Và cho tới năm kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng, chiếc đồng hồ đã được khởi động lại.
Phòng ăn nhỏ ngay cạnh phòng khách - nơi diễn ra các bữa ăn thịnh soạn của hoàng gia Nga
Phòng ăn nhỏ ngay cạnh phòng khách - nơi diễn ra các bữa ăn thịnh soạn của hoàng gia Nga

Các sảnh vào của phòng nghi lễ Nevskaya

Đây là không gian được sử dụng cho nghi lễ “ xuất cảnh lớn” của gia đình hoàng gia, tất cả những bữa trưa, bữa tối quan trọng đều được tổ chức tại đây. và những vũ hội cũng chọn nơi này để tổ chức.
Sảnh vào là phòng đầu tiên trong số dãy phòng phía trước Nevskaya. Nơi này được xây dựng nên vào năm 1790, được dùng để đựng rượu cho các bữa tiệc, nghi lễ. Trên trần nhà có bức tranh “Hy sinh Iphigenia” của nghệ sĩ người Ý được vẽ vào thế kỷ 18. Từ sau chiến tranh Vệ quốc vĩ đại năm 1948, nơi này được khôi phục và mở cửa đón khách tham quan.
Đại sảnh (Nikolaev) được kiến trúc sư G. Quarenghi thiets kế và thực hiện xây dựng vào năm 1790 trên nền là sảnh vào của trung tâm Rastrelli. Ông đã loại bỏ các bức tường ngắn và quyết định tạo không gian bên dưới với dạng là một phòng trưng bày lớn với những hàng cột liên tiếp chạy xung quanh cao bằng trần và được kết thúc bởi 2 cổng vòm ở hai bức tường cuối. Toàn bộ cột và tường được ốp đá cẩm thạch tạo màu, chiếu sáng hiệu quả vào buổi tối bằng đèn lồng thủy tinh màu xanh lam. Đây chính là không gian lớn nhất bên trong cung điện Mùa Đông.
Không gian lớn nhất cung điện - Sảnh vào của phòng nghi lễ Nevskaya
Không gian lớn nhất cung điện - Sảnh vào của phòng nghi lễ Nevskaya

Phòng hòa nhạc

Phòng hòa nhạc là nơi để tổ chức các buổi hòa nhạc có tầm cỡ lớn. Trên tầng thứ 2 của phòng chứa các ực tượng của các nữ thần suy tư cổ đại cả nhà điêu khắc I. Herman. Kiến trúc sư lúc đã đã sử dựng những bức tranh trang trí hình khối liên kết giữa tần và tường là các hình tượng ngụ ngôn. Nơi đây cũng có bộ sưu tập nhạc phong phú của Hermitage từ thể ký 17 cho tới đầu thế kỷ 20. Và trung tâm cũng là nơi có tượng đài bạc duy nhất của nước nga được đặt lại. Nó được sản xuất năm 1746 tại xưởng đúc tiền St.Petersburg (nằm trong Pháo đài Peter và Paul), tiêu thị 1,5 tấn bạc.
Phòng hòa nhạc với bộ sưu tập khổng lồ các bản nhạc từ thế kỷ 17 cho tới 20
Phòng hòa nhạc với bộ sưu tập khổng lồ các bản nhạc từ thế kỷ 17 cho tới 20

Các sảnh và phòng khác

Ngoài ra còn có không ít các điểm đến mà bạn không nên bỏ qua khi tham quan công trình thế kỷ này. Bao gồm:
  • Nhà thờ Resenskaya - nhà thờ hoàng gia của Cung điện Mùa Đông được xây dựng vào năm 1768 bởi Bartolomeo Rastrelli.
  • Hội trường thống chế: nơi đây được xây dựng vào năm 1834. Nơi đây là địa điểm trưng bày các tác phẩm điêu khắc của Tây u và Nga.
  • Hội trường Petrovsky được tạo ra vào năm 1833
  • Sảnh Picket - Một trong những phòng nghi lễ lớn nhất trong Cung điện Mùa Đông. Đây cũng là nơi được sử dụng làm lối vào của cung điện với diện tích hơn 1.000 mét vuông được trang trí bởi V.P Stasov vào năm 1839.
  • Phòng trưng bày quân đội: Nơi đây chính là nơi dành riêng cho những vũ khí chiến thắng hay những bức ảnh người lãnh đạo trong cuộc chiens tranh của vùng này. Căn phòng được xây dựng vào năm 1826.
  • Sảnh Alexander: Nơi lưu trữ những hiện vật của thời trị vị của hoàng đế Alexander I
  • Nhà thờ lớn của hoàng gia Nga

Một số kinh nghiệm du lịch cung điện Mùa Đông bạn nên biết

Để có chuyến tham quan Cung điện Mùa Đông hoàn hảo mà có thể khám phá được hết những điểm đến, Hà An tổng hợp và gửi tới bạn một số thông tin đáng quan tâm nhé.
  • Thời điểm thích hợp để tham quan cung điện Mùa Đông chính là mùa hè, từ tháng 5 tới tháng 9. Thời điểm này khí hậu trong lành và không quá lạnh cho những chuyến dạo chơi bên dòng sông Neva.
  • Không hút thuốc lá trong khuôn viên cung điện, bảo tàng.
  • Không được chụp ảnh có đèn Flash
  • Không được đem theo đồ uống đóng chai
  • Không mang theo đồ ăn, dù là thức ăn nhanh
  • Tại đây có wifi hoàn toàn miễn phí phục vụ khách du lịch.
  • Có cửa hàng lưu niệm bên trong bảo tàng.
  • Vé vào thăm quan phụ thuộc vào tour mà bạn lựa chọn. Cụ thể vé có giá 700 Rub (khoảng 253.000 đồng) nếu bạn thăm khu phức hợp Bảo tàng và các khu vực nhỏ lân cận. Nếu là công dân Nga sẽ được giảm giá còn 400 Rub và nếu chỉ tham quan các chi nhánh thì giá vé là 300 Rub
Để có trải nghiệm trọn vẹn, bạn nên nhớ tới những kinh nghiệm này nhé
Để có trải nghiệm trọn vẹn, bạn nên nhớ tới những kinh nghiệm này nhé

Qua bài viết này của nội thất Hà An , chắc hẳn bạn đã biết cung điện Mùa Đông ở đâu rồi phải không? Nếu có cơ hội đến với xứ sở Bạch Dương mộng mơ và xinh đẹp, bạn hãy cố gắng đến đây, khám phá công trình kiến trúc lộng lẫy này và tìm hiểu về bề dày lịch sử của một chế độ Nga hoàng hùng mạnh.
Thiết kế website
Thiết kế và phát triển website bởi 036.294.2346