Cột nhà là một phần không thể thiếu để tạo nên không gian một ngôi nhà đẹp. Từ những bản thiết kế xa xưa thì cột nhà vẫn luôn chiếm vai trò vô cùng quan trọng, Ngày nay, tùy theo nhu cầu sử dụng, trang trí cho không gian, rất nhiều mẫu cột nhà được người dân ứng dụng. Bài viết dưới đây
thiết kế nội thất Hà An giới thiệu tới bạn những mẫu cột nhà đẹp nhất, được ứng dụng ở hầu hết các công trình lớn nhỏ.
Cột nhà có vai trò gì trong xây dựng?
Trước đây hay bây giờ cũng vậy, cột nhà luôn đóng vai trò là một bộ phận cấu thành nên ngôi nhà. Dù là nội hay ngoại thất thì những chiếc cột với nhiều hình dáng đa dạng được sử dụng như những trụ đỡ cho cả khung nhà. Theo khía cạnh kỹ thuật thì đây chính là bộ phận chịu lực của toàn bộ công trình, giúp cho ngôi nhà vững chắc và kiên cố hơn. Cột nhà là thiết kế kiến trúc theo chiều dọc tho hình trụ tròn hoặc hình vuông nên luôn chống được các lực phía trên dồn xuống, nâng đỡ cho toàn thể phần trần, mái nhà. Không chỉ là khung xương chính mà cột nhà còn là gối đỡ của những dầu dầm chịu trọng tải lớn pháo trện. Vì vậy có thể nói cột nhà là một bận không thể thiếu khi xây dựng một ngôi nhà, bạn không nên sơ sài hay bỏ qua chi tiết này.
Cột nhà không chỉ tạo nên khung đỡ vững chắc mà còn tạo điểm nhấn đặc biệt cho căn phòng
Ngoài vai trò kĩ thuật, các cột nhà còn có vai trò to lớn trong việc trang trí, tạo không gian cứng cáp, khỏe khoắn. Đặc biệt trong những không gian rộng, việc trang trí thêm những cột nhà khiến ngôi nhà thêm phần đồ sộ và vững chãi hơn. Trên các cột đó có thể trang trí thêm hoặc điểm xuyết một vài họa tiết, đồ vật khiến cho không gian trở nên đẳng cấp, đặc sắc hơn.
Phân loại cột nhà
Có rất nhiều tiêu chí để phân loại các loại cột trong xây dựng. Chúng ta đi cụ thể vào từng phần:
Phân loại cột nhà theo hình dáng
Dựa vào hình dáng chúng ta có 2 kiểu cột nhà là cột vuông và cột tròn (cột trụ)
Hình thức chính là những hình khối hộp chữ nhật, được tạo nên bởi những đường thẳng, kéo dài và dứt khoát, mạnh mẽ. Với những cột vuông này thường không phải trang trí kèm với phù điêu hay đầu cột, chân cột. Chính vì lẽ đó mà loại cột này rất thích hợp với những kiến trúc biệt thự hay nhà ở theo phong cách hiện đại.
Những cột nhà vuông cách điệu tạo điểm nhấn đặc biệt cho không gian
Cột thường có hình dạng tròn, nhẵn, độ to, bé của thân cột phụ thuộc vào diện tích không gian ngôi nhà. Với hình dáng này, lực tác dụng lên cột được phân đều ra thân cột nên rất chắc chắn và thường không bị điểm yếu trong kết cấu cột. Mặc dù vẫn giữ được nét khỏe khắn của những chiếc cột nhà nhưng với vóc dáng tròn, nhẵn loại cột nhà này vẫn tạo được độ uyển chuyển, mềm mại. Điều vượt trội hơn là loại cột nhà này không làm tốn diện tích xây dựng như cột vuông. Với thân hình bo tròn đều, không có đường góc cạnh nên loại cột nhà này rất an toàn khi sử dụng.
Cột tròn được ứng dụng rất nhiều trong không gian ngôi nhà Việt
Xem thêm: Hơn 50 mẫu cột thạch cao đẹp trang trí nội thất
Phân loại cột nhà theo vị trí, chức năng
Đây là loại cột ở vị trí sảnh của ngôi nhà, làm nhiệm vụ chính là chống lực của mái hiên và tạo vẻ đẹp thẩm mỹ tối ưu cho khu vực mặt tiền của công trình.
Sử dụng cột sảnh khiến công trình trở nên bắt mắt ngay ở lần đầu nhìn thấy. Khách tới chơi nhà sẽ tiếp xúc khu vực này đầu tiên, đặc biệt quan trọng ở những công trình công cộng như khách sạn, nhà hàng. Điều dễ nhận thấy là tất cả các cột sảnh đều được trang trí thêm phào chỉ vào đầu cột và chân cột để tạo điểm nhấn sang trọng, xa hoa cho không gian mặt tiền.
Cột sảnh giúp ngôi nhà tạo được ấn tượng tốt ngay từ những bước chân đầu tiên của khách
Là những mẫu cột được lắp đặt bên trong nhà, tuy nhiên không phải bất cứ không gian nào cũng sử dụng cột bên trong bởi những diện tích nhỏ hoặc các công trình biệt thự thường không cần đến kết cấu chịu lực. Đôi khi cột phía bên trong nhà chỉ làm thêm không gian thêm vướng víu, giảm mất không gian sử dụng chung bên trong tòa nhà.
Ngược lại, với một vài không gian thì cột là kết cấu không thể thiếu. Trong những trường hợp đó thường cột được bố trí để phân tán lực, nên bắt buộc chúng ta phải tính toán số cột sao cho phù hợp đủ để chịu lực và không quá nhiều ảnh hưởng tới không gian. Điều này bạn nên tham khảo ý kiến của những kiến trúc sư.
Không gian toát lên vẻ vững chắc với những cột vuông
Phân loại cột nhà theo chất liệu
Có rất nhiều chất liệu tạo nên cột nhà, tuy nhiên thực tế chỉ sử dụng một vài mẫu điển hình như:
Có thể nói đây là loại cột phổ biến nhất trong những ngôi nhà ở nước ta bởi chúng có khả năng chịu lực rất tốt. Loại cột này được áp dụng rất nhiều trong nhà ở và các công trình lớn, chúng phát huy tốt khả năng chịu lực và chống rung lớn ở các không gian này. Cột này thường được xây dựng cùng với kiến trúc tòa nhà và liên kết mật thiết với dầm để tạo hệ khung chắc chắn cho ngôi nhà.
Cột này có khả năng chịu lực tốt nhất
Đây là loại cột được xây dựng từ vật liệu gạch, cũng được sử dụng khá thông dụng. Gạch được chọn để xây cột thường đạt chất lượng cao và gắn kết bằng vữa xi măng. Tiết diện của cột cũng cần đạt tỉ lệ với diện tích không gian và phù hợp với kích thước của gạch. Thường cột gạch sẽ được xây dựng cùng lúc với công trình, sau đó được chat và trang trí kín, không để lộ gạch. Như vậy cột vẫn phát huy được công dụng chịu lực và vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Cột gạch được rất nhiều kiến trúc nhà hiện đại sử dụng
Cột gỗ đã có mặt trong hệ thống kiến trúc nhà ở nhiều năm nay. Loại cột này rất phù hợp với những ngôi nhà xây dựng theo xu hướng nhà cổ, nhà thờ, nhà truyền thống của Việt Nam. Với chất liệu chính là gỗ, loại vật liệu này luôn mang lại vẻ đẹp sang trọng nhưng mộc mạc, quyền quý nhưng không cũ kỹ. Về hình thức xây dựng, loại cột này thường được liên kết với trần và sàn bằng những đinh vít bằng thép hoặc chôn sẵn cọc bê tông làm móng.
Cột gỗ luôn tạo được sự mộc mạc cho không gian sống
Xác định kích thước cột nhà dân dụng
Như đã đề cập ở trên, tiết diện cột ảnh hưởng rất lớn bởi diện tích không gian tổng thể và vật liệu làm cột. Vậy làm sao để xác định được kích thước cột nhà dân dụng? Cùng áp dụng những kích thước đã được các kiến trúc sư thực hành trên nhiều công trình chia sẻ nhé.
Kích thước cột gạch đá
Loại cột này thường sử dụng ở những không gian có tầng thấp, chỉ cần chịu lực vừa phải đồng thời ứng dụng nhiều trong mảng trang trí. Cột gạch đá thường được đạt liên kết với một bản bê tông hoặc một lớp vữa xi mác > 50 và cần có bề dày tối thiểu là 30mm. Trên đỉnh cột hoặc đệm gỗ thường được rải đều loại xi măng này.
Loại cột này có kết cấu chịu lực kém, cột thường chịu uốn kém và có độ mảnh lớn bởi thiết diện luôn nhỏ hơn cột. Cột gạch đá thường có dạng hình chữ nhật, hình tròn hoặc đôi khi là vuông nên kích thước cột gạch cần liên quan mật thiết đến tiết diện. Loại cột gạch đá phổ biến thường có tiết diện 220*220 với những cột thấp. Ngoài ra cũng có nhiều kích thước cột gạch đá biến diện để phù hợp với không gian như 335*335; 450*450; 565*565; 680*680 cho những không gian yêu cầu cột cao và phải chịu trọng tải lớn.
Loại cột gạch đá này có độ chịu uốn kém nên cần đặt cốt thép hoặc lõi bê tông cốt thép để tạo được độ cứng và đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà bằng đá.
Kích thước cột đá cần tương ứng với không gian nội thất
Kích thước cột tre, gỗ
Với không gian thường sử dụng là nhà tạm, nhà cấp 4, kiến trúc đình chùa, nhà cổ thì loại cột tre gỗ là hợp lý nhất. Vật liệu tạo nên cột chủ yếu là tre gai và gỗ tự nhiên. Tùy từng mục đích sử dụng, diện tích không gian sẽ có kích thước cột khác nhau.
Đối với cột tre có tuổi đời lớn cần chọn loại cột đường kính hơn 100mm và chiều dài trên 22000mm. Những cột tạm này thường được chôn dưới đất khoảng 0.5~0.6m. Còn lại với những cột dạng tròn cần có đường kích lớn hơn 100mm hoặc hình vuông cần tối thiểu là 140m*140m hoặc 160m* 160m
Điều bạn cần chắc chắn khi sử dụng loại vật liệu này là cần cố định, liên kết chặt với sàn nhà. Việc chọn đúng loại gỗ, kích thước sẽ giúp bảo vệ căn nhà luôn vững chãi.
Cột tre gỗ thường cần kích thước lớn hơn các loại cột khác
Kích thước cột nhà dân dụng có cốt thép
Cột cốt thép được coi là loại cột nhà có chất lượng tốt nhất hiện nay. Với độ bền đi dầu trong các loại cột, đây đang là vật liệu được nhiều gia đình lựa chọn và sử dụng. Tuy là loại cột chịu lực tốt nhất nhưng bạn cũng cần đảm bảo tỷ lệ giữa chiều dài và cạnh không được vượt qua con số 40. Thường thì cạnh nhỏ của cột ít nhất phải lớn hơn 200mm đồng thời kích thước cột sẽ thuôn dài, đều từ chân tới đầu cột.
Cốt thép bên trong cũng vô cùng quan trọng, chúng cần được đặt đối xứng với đường kính 11~ 22mm. Khoảng cách giữa các đai cũng không nên thưa quá, thường phải nhỏ hơn 15 lần đường kính cốt thép dọc lớn nhất và nhỏ hơn cột khoảng 500mm. Đối với loại cột nhà có tiết diện là hình chữ nhật thì cốt thép đặt theo hình chữ nhật với đường kính lớn hơn 250mm thì đường kính cốt thép cần lớn hơn 16mm.
Vấn đề cần quan tâm nữa là lớp bảo vệ cốt thép cần lớn hơn 25mm nếu là cốt thép dọc và lớn hơn 15mm nếu sử dụng cốt thép đai.
Không gian rộng lớn cần cột có kích thước lớn
Những mẫu cột nhà đẹp hiện nay
Mẫu cột nhà vuông đẹp
Những mẫu cột vuông dù làm bằng chất liệu gì đều toát được vẻ dứt khoát, khỏe khoắn và mạnh mẽ của ngôi nhà. Loại cột này cũng được ứng dụng ở khá nhiều vị trí từ nội thất cho tới ngoại thất. Đặc biệt ở một vài vị trí loại cột này được trang trí rất tỉ mỉ, bắt mắt khiến tạo được sức hút tới những vị khách ghé thăm.
Sự kết hợp khéo léo từ vật liệu gạch và gỗ tạo những mẫu cột vuông đẹp
Mẫu cột tròn đẹp
Mẫu cột tròn hoặc cột trụ tròn được ứng dụng ở rất nhiều không gian nội thất. Với thiết kế giúp tiết kiệm không gian đồng thời tạo được nét mềm mại, uyển chuyển giữa các không gian. Mặc dù cột tròn vẫn luôn khẳng định được sự mạnh mẽ, cứng cáp nhưng vẫn có nét mềm nhất định. Loại cột nhà này được không hít không gian trọng dụng để trang trí ở những vị trí đắc địa trong nhà.
Những mẫu cột tròn được ứng dụng linh hoạt ở nhiều vị trí trong công trình
Những lưu ý khi thi công trụ nhà đẹp
Để có thể thiết lập được hệ thống cột nhà đẹp, bắt mắt mà không làm giảm đi độ thoáng đãng của ngôi nhà thì những lưu ý sau bạn cần thuộc lòng:
- Thời điểm thi công loại cột bê tông cần sau khi phần bê tông của sàn nhà đã đông cứng như vậy sàn mới có thể chịu được trọng lực các cột nhà tác động.
- Các cột cần được xây dựng thẳng và liên kết mật thiết với sàn và trần nhà.
- Màu sắc, hoa văn họa tiết trên cột cần được trang trí cùng màu sắc với nội thất khác của ngôi nhà để tạo nên một không gian tổng thể, không rối mắt.
- Khoảng cách các cột cần được tính toán sao cho hợp lý với diện tích không gian tổng thể.
- Mỗi loại cột đều có mức giá thi công khác nhau, bạn nên có sự tính toán kỹ lưỡng để lựa chọn được loại vật liệu tốt nhất.
Trên đây là những mẫu cột nhà đẹp được ứng dụng trong không gian nội thất Việt trong những năm gần đây. Bạn đã tìm được mẫu cột phù hợp với ngôi nhà của mình chưa? Với những thông tin gợi ý từ Hà An chắc hẳn bạn cũng đã có những ý tưởng nhất định. Cập nhật thông tin mới nhất tại
https://noithathaan.vn/